Piano Đức Trí xin mách với quý khách hàng một số mẹo nhỏ để bảo quản sản phẩm một cách hiệu quả và tốt nhất
Nếu sinh sống trên đất nước Việt Nam với thời tiết thất thường, độ ẩm khá cao thì việc bảo quản đàn Piano cần phải chăm sóc kỹ lượng mới có thể đi theo mình suốt chặng đường dài được. Đàn Piano giá rẻ được các nhà sản xuất làm bằng gỗ tự nhiên quý nhất tuy nhiên ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu như Việt Nam sẽ dẫn đến mau bị cong vênh, kẹp phím hay rỉ rét 1 số bộ phận quan trọng bên trong đàn Piano là điều khó tránh khỏi. Do vậy hôm nay Đức Trí Music sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách bảo quản đàn piano tốt nhất ai cũng có thể làm tại nhà được.
1.Chống ẩm vào mùa mưa :
Khi đến mưa thì thời tiết sẽ ẩm nên cắm ống sấy liên tục. Vào mùa hanh khô chỉ cắm ống sấy khi thấy độ nhạy của phím kém hoặc bị kẹt phím, kẹt búa ( cắm ống sấy cho tới khi thấy đàn hoạt động trở lại bình thường và làm như vậy liên tục 1 ngày nữa). Có nhiều khách hàng phản hồi đã cắm ống sấy liên tục một tuần mà vẫn còn hiện tượng kẹt phím, kẹt búa thì tốt nhất là bạn thông báo ngay cho đơn vị bảo hành.
2.Vệ sinh đàn thường xuyên :
Đây là một lỗi vô cùng điển hình đối với các bạn. Có bao giờ bạn nghĩ đến một lúc nào đó nó mình sẽ làm vệ sinh cho cây đàn của mình không? Chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn ngạc nhiên về điều này vì bấy lâu nay các bạn thực sự đã lãng quên nó. Các bạn chỉ đơn thuần lau nhẹ cây đàn bớt bụi bẩn chứ chưa bao giờ có ý định sẽ vệ sinh thật kĩ càng trên cây đàn của mình. Thêm vào đó, nhiều lúc bạn để cây đàn bám đầy bụi mới bắt đầu lo lau chùi. Nhưng lúc này thì bụi bẩn, trứng hoặc phân côn trùng đã kịp khiến cho phím đàn của bạn bị kẹt rồi
Khoảng 2 – 3 tháng Nên hút bụi phía trong của đàn 1 lần.
Không làm sạch đàn bằng nước. Nên làm sạch đàn bằng chổi phất trần và khăn mềm (bề mặt trơn). Không đặt các vật nặng, nóng hoặc có chứa nước lên nóc đàn.
3.Không để đàn sát tường
Nên cách ra tối thiểu 10 – 15cm, mục đích để tránh việc thời tiết quá nóng tại Việt Nam gây ẩm mốc rìa tường nếu để đàn sát tường như vậy khiến đàn cũng rơi vào tình trạng ẩm mốc cao, ngoài ra để cách xa tường như vậy giúp đàn không bị cản âm từ phía sau sẽ khiến tiếng đàn vang âm và hay hơn
4. Tránh mối,chuột gián xông thùng đàn Piano
Mối mọt chuột gián là kẻ thù của chất liệu gỗ nói chung và đàn Piano nói riêng, bởi chất liệu thùng đàn chủ yếu bằng gỗ.Nếu mối chuột gián xâm nhập vào đàn mà bạn không hề hay biết, bọn chúng sẽ có thể “nuốt chửng” cây đàn của bạn cri trong vòng 1 tuần thôi, bạn có tin không? Mối chuột gián thường ăn theo đàn, nên nếu chỉ có 1 2 con xâm nhập vào thùng đàn của bạn thì cũng đừng lo lắng quá nhé.
Cách hữu hiệu nhất mà nhiều người thường sử dụng để tránh mối chuột gián đó là dùng băng phiến hoặc bát kê dưới bốn bánh xe (dưới gầm đàn).
5. Tránh để đàn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
6.Sử dụng các loại dụng cụ chuyên dùng cho đàn Piano
Vào mùa mưa, hạn chế tình trạng kẹt phím, rỉ sét dây.. do độ ẩm gây ra, nhất là trong môi trường khí hậu ẩm của Việt Nam, bạn nên sử dụng túi hút ẩm hay cắm ống sấy một tuần từ 3 – 4 ngày/ tuần và thường xuyên quân tâm đến thời gian cắm ống sấy theo mùa mưa ẩm. Tuy nhiên cũng không nên cắm ống sấy nhiều vì sẽ làm tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến đàn như làm gỗ nở ra, tiếng đàn sẽ đanh và chua.
7. Đảm bảo độ chắc chắn của sàn nhà
Hầu hết các sàn nhà có khả năng chịu tải trọng lượng của một cây đàn piano. Tuy nhiên, nếu sàn nhà không đồng đều hay bị rung động quá mức sẽ làm đảo lộn sự cân bằng các hoạt động bên trong đàn piano, ảnh hưởng đến hiệu suất, âm thanh và tính ổn định của nó. Trong trường hợp cực đoan, piano thậm chí có thể bị đổ sập và có thể gây ra chấn thương cho người sử dụng. Để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và tối ưu hóa hiệu suất, bạn nên đặt piano ở mặt sàn bằng phẳng và chắc chắn.
8. Cách khắc phục khi độ ẩm trong phòng đặt đàn piano quá mức cho phép.
Vào những ngày nhiều mây hoặc mưa bạn nên đóng tất cả các cửa sổ trong phòng đặt piano để tránh hiện tượng gia tăng độ ẩm. Đóng nắp đàn sau mỗi lần chơi cũng là cách bảo quản đàn piano. Thường xuyên giặt giũ và phơi khô khăn phủ đàn.
Những thao tác này đặc biệt cẩn trọng nếu bạn sống ở những môi trường như sau:
– Ở gần ven biển hoặc khu vự nhiều mưa, độ ẩm cao
– Ở trong thung lũng, nhà bao quanh đồi núi hoặc
– Ven biển hay những khu vực có nhiều mưa và độ ẩm nơi có hệ thống thoát nước kém.
– Trong nhà được xây dựng chưa tới 1-2 năm hoặc quá tối tăm và ẩm thấp
9. Di chuyển đàn piano như đúng cách
10.Không tự ý tác động vào các phần cơ phía trong của đàn
Các chi tiết máy của đàn được chế tạo khá tinh xảo đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định mới có thể sửa chữa được. Do đó chúng tôi khuyên các bạn không nên tự ý mày mò, tác động vào các cơ cấu máy của đàn gây việc hỏng hóc hệ quả khó lường và tốn nhiều chi phí hơn để sửa chữa
11. Không nên cho các con chơi bên dưới chiếc piano
12. Xem xét độ phản âm của phòng
Âm thanh từ đàn piano bắt nguồn từ sự rung động của bản cộng hưởng được gây ra khi búa đập vào dây đàn. Một số âm thanh này sẽ truyền trực tiếp đến tai bạn, nhưng một lượng âm thanh đáng kể khác sẽ phản xạ từ sàn, tường, trần và các đồ vật khác trong phòng trước khi truyền đến tai bạn.
Sự cân bằng lý tưởng giữa âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ – tức là tiêu chí cung cấp âm lượng đủ, âm thanh đầy thường dựa trên một cây đàn piano tốt – sẽ có được đối với những căn phòng có độ vang nhẹ nhằm tạo ra sự ấm áp của giai điệu, nhưng không quá nhiều để tạo ra một tiếng vang quá lâu. Tránh những không gian mà âm thanh piano nán lại ở bất kì đâu trong một thời gian dài, bị phản xạ nhiều lần vào tường, hoặc có xu hướng tập trung trong một khu vực nhất định. Một căn phòng lý tưởng là căn phòng có những bề mặt bất thường (không song song) và các vật liệu hấp thụ âm (thảm hoặc khăn phủ) để cung cấp sự cân bằng của giai điệu và độ vang.
13.Chú ý việc lên dây định kỳ
Nếu là người thường xuyên chơi đàn trên 2 h/ngày thì nên lên dây đàn theo chu kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ nhỏ hoặc người chơi ít thì theo chu kỳ 1 năm/lần.Để bảo vệ âm thanh của đoàn luôn được hoàn hảo nhất
THỜI GIAN NÊN CHỈNH DÂY ĐỊNH KỲ:
+ Đàn mới: nên chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu tiên vì thời gian này dây đàn mới chưa co giãn ổn định.
+ Đàn cũ: nên chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 1 năm đầu (lưu ý: nếu đàn cũ mà dây thay mới thì cũng nên chỉnh dây như đàn mới), và sau đó tối thiều 1 năm chỉnh dây 1 lần.
14. Sau khi dùng xong nhớ đậy nắp
Để tránh bám bụi dơ lâu ngày sẽ gây xuống cấp khó lau chùi vệ sinh. Nên làm sạch đàn bằng chổi phất trần và khăn mềm (bề mặt trơn) như vải bông, nỉ. Tuyệt đối không được làm sạch đàn bằng nước.
==> Với những phân tích trên, tôi hi vọng bạn sẽ có những cách khắc phục lỗi dính phím, kẹt tiếng trên cây đàn Piano một cách tốt nhất. Đừng để chỉ vì kết quả bảo quản không tốt mà để tuổi thọ của cây đàn Piano thân yêu của mình nhanh chóng suy giảm nhé. Hãy bảo quản thật tốt đứa con cưng này của chúng ta để sử dụng được lâu hơn, chơi được nhiều bản nhạc hơn.
==> Bảo quản đàn piano đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, đảm bảo chất lượng của đàn cũng như khẳng định đẳng cấp của chủ nhân. Do đó hãy bảo vệ, chăm sóc, bảo quản đàn piano thật tốt nhé.
==> Liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng bên Piano Đức Trí để được hỗ trệ tốt nhất
==> Thông tin liên lạc : 0908919393 – Mr Duy